Trầm được biết từ hơn 2.000 năm trước, có rất nhiều công dụng. Vậy giá trị sử dụng của trầm hương và giá của các loại trầm hương như thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu.
Trầm hương là do các tác động từ bên ngoài như kiến đục, bom đạn, thiên tai, do chặt đẽo… khiến thân cây dó bầu xuất hiện các vết thương. Sau đó, cây dó bầu tiết ra chất nhựa để chữa lành các vết thương. Qua hàng chục năm, hàng trăm năm dưới sự tương tác của các loại nấm và các hoạt chất trong chất nhựa này, trầm được hình thành.
Trầm lan tỏa ra mùi hương ấm áp mà nồng nàn, dịu nhẹ mà vương vấn, khiến người ta dù một lần được thưởng thức mùi hương ấy cũng sẽ nhớ mãi không thôi.
Trầm hương là một trong những loại gỗ đắt nhất trên thế giới. Đặc biệt, nước ta lại là một quốc gia có tiềm năng, lợi thế để có thể phát trầm hương chất lượng cao và sản lượng lớn.
Giá trị của Trầm hương theo quan niệm dân gian.
Theo quan niệm dân gian, trầm hương được coi là “Tinh Khí Thiên Nhiên Đất Trời” bởi sản vật quý hiếm này được hương trời đưa gió để luồn lẽo vào các chỗ bị thương của cây Dó. Hương khí ấy hòa quyện cùng với nhựa cây từ vết thương, qua thời gian hun đúc trong các điều kiện tự nhiên như nắng gió, thổ nhưỡng đất trời dần dần hình thành nên Trầm Hương. Cũng chính vì vậy Trầm Hương được xem là “Nguồn Linh Khí Thiên Nhiên Đất Trời Mà Thiên Nhiên Bạn Tặng”.
Trầm hương là dược liệu quý, có giá trị cao với sức khỏe.
Theo Đông y, Trầm là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn, vào ba kinh: tì, vị, thận; có tác dụng dáng khí, nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyển, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu, thổ huyết, khó thở, kích dục …
Trong cuốn "Thân thế và sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãn Ông" (1971) thì từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên nhân dân ta đã dùng trầm hương để phòng bệnh, chữa bệnh. Vào thế ký thứ XIV, trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về trầm hương: "Vị cay, khí rất thơm, tính ấm, thông quan, trị phong độc, trúng độc, trừ tà, ấm dạ dày, bổ nguyên dương, tiêu hoá".
Trong tác phẩm Lĩnh Nam bản thảo (quyển thượng và quyển hạ) thuộc bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh của Hai Thượng Lãn Ông cũng như trong cuốn "Tủ thuốc nhân dân" (1953 - 1954) của Võ Văn Hưng ; "Việt Nam dược vật thực dụng" (1957) của Đỗ Phong Thuần; "Đông y gia truyền" (1957) của Lê Văn Khuyên; "Dược liệu Việt Nam" (1978); " Y học Cổ truyền dân tộc " ( tập II - 1985) của Trường Đại học Y dược Hà Nội ; "Hiểu biết cơ bản về phương dược theo Y học cổ truyền" (1983) của Nguyễn Trung Hoà; " Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" (tái bản năm 2004) của Đỗ Tất Lợi và nhiều tài liệu khác về dược liệu, đông y, đều cho trầm hương là dược liệu quý, sử dụng trong hàng trăm bài thuốc y học cổ truyền, chữa bệnh rất hiệu nghiệm.
Theo Tây y, Trầm có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương), có tác dụng chữa một số bệnh như bệnh về tim mạch (suy tim, đau ngực), bệnh về hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần, mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh …), bệnh về tiêu hoá (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về tiết niệu (bí tiểu tiện). Đặc biệt có thể dùng Trầm hương để chữa trị ung thư tuyến giáp.
Mùi hương Trầm sâu đậm nhưng dịu nhẹ, không gắt. Hương Trầm thơm sang trọng hiếm có loại hương liệu hay tinh dầu tự nhiên nào sánh được. Những khi đốt Trầm hương hay các sản phẩm từ Trầm hương tạo cảm giác thư thái, dễ chịu…Vì vậy, Trầm hương được đốt để xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, stress.
Các sản phẩm từ Trầm hương: nhang trầm hương không tăm, Nụ trầm hương thường được xông đốt để giúp dễ ngủ và tạo giúp ngủ sâu. Các sản phẩm này còn được xông đốt trong khi thực hành các bài Yoga, thiền định.
Tính chất đặc biệt của tinh dầu Trầm hương.
Thành phần tinh dầu Trầm hương có chứa các chất: BenzylacetonC6H5-CH2COCH3 26%, Metoxybenzylaceton 53% và terpen alcol 11% - thành phần chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiệt trùng và là thành phần chính tạo ra mùi thơm khi đốt Trầm hương.
Tinh dầu có giá trị đặc biệt là dùng làm chất định hương (giữ cho hương thơm lâu và đậm mùi), được sử dụng cho sản xuất các loại chất thơm, các loại nước hoa, mỹ phẩm cao cấp, đắt tiền và có tính chất huyền bí, linh thiêng đối với một số tôn giáo, nhất là đối với Hồi giáo.
Mùi thơm của tinh dầu Trầm vừa phảng phất mùi của đinh hương, vừa có mùi thơm của hoa hồng. Nhờ có tinh dầu Trầm mà các hoá mỹ phẩm toát ra mùi thơm êm dịu và quyến rũ bậc nhất. Các loại phấn sáp, các loại kem, các loại nước hoa có tinh dầu Trầm là một hợp chất rất huyền dịu, có khả năng làm biến đổi những đặc tính bên ngoài và bên trong của làn da như xoá vết nám, vết mụn, vết tàn nhang … làm cho lỗ chân lông mở ra hay hẹp lại theo sự thay đổi của khí chất mà không tạo ra những phản ứng phụ cho da.
Sử dụng hoá mỹ phẩm có tinh dầu Trầm làm cho da dẻ mát dịu, con người thêm tươi tắn, hưng phấn, vì thế chúng được xem như là người bạn vĩnh hằng của sắc đẹp.
Gỗ trầm hương có giá trị trong phong thủy.
Dùng làm vật phẩm phong thủy: tượng phật Trầm hương chưng bàn thờ; tượng trầm, cảnh trầm, tượng trầm để ô tô...chưng trang trí và mang lại nhiều may mắn.
Năng lượng Trầm Hương là rất lớn nên khi chưng bày trong nhà hoặc nơi làm việc thường mang lại cho không gian vượng khí, xua đuổi được tà ma.
Gỗ Trầm Hương dùng làm trang sức thời trang.
Các nhà sản xuất Trầm hương không ngừng sáng tạo các mẫu trang sức: vòng trầm hương đeo tay, vòng cổ trầm hương, mặt dây chuyền trầm hương…với nhiều mẫu mã lạ và đẹp, hợp thời trang tốt cho sức khỏe và phong thủy.
Gỗ Trầm hương làm đồ thủ công, mỹ nghệ.
Với bàn tay khéo léo của người thợ thủ công chế tác trên gỗ Trầm Hương đã tạo ra các sản phẩm độc đáo. Tượng Trầm, Cảnh Trầm để chưng bày là những tác phẩm nghệ thuật trong gia đình không những đẹp mà còn rất thơm.
Gỗ Trầm hương làm quà tặng quý.
Bút Trầm Hương hay Quạt Trầm Hương rất phù hợp để làm Quà Tặng cho giới Doanh nhân, thầy cô, bạn bè.
Tính hấp dẫn của Trầm hương.
Trầm có tính chất cháy cao, khi đốt tỏa mùi rất thơm và được cho là hương thơm hữu ích bật nhất. Nhiều nước phương Đông có tập quán đốt trầm hương hoặc nhang sản xuất từ Trầm trong dịp cúng lễ tổ tiên, đất trời, thần thánh; đốt Trầm để chữa bệnh, trừ tà, tạo sự may mắn, hưng phấn. Một số tôn giáo đốt Trầm hương trong các nghi lễ được xem là vật giao lưu truyền cảm giữa con người của thế giới thực tại với thế giới thần linh.
Từ thời cổ xưa đến thế giới ngày nay, trong các cung điện, đền đài nguy nga tráng lệ, các chùa chiềng, thánh thất, đình miếu … đốt trầm hương được coi là hình thức dâng cúng linh thiêng cao quý nhất. Ở Nhật Bản ngày xưa cũng như ngày nay, sử dụng Trầm là thể hiện nét thẩm mỹ, quyền lực kinh tế và chính trị.
Thế kỷ thứ II sau công nguyên, người xưa dùng Trầm lót ở đáy giếng (giếng vuông) khi xây kinh đô Champa ở Trà Kiệu, (Quảng Nam), đến khi giới khảo cổ phát hiện vẫn còn mùi thơm.
Trầm còn sử dụng vào các mục đích khác như: Làm vật cất giữ có giá trị, làm quà biếu bang giao, làm vật trang trí đặc biệt nơi ở của vua chúa, của các vị chức sắc tôn giáo cấp cao; mang theo bên mình hoặc cất giữ trong nhà để phòng gió độc, tạo sự may mắn. Trầm còn dùng để ướp xác, để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ và một số vật dụng khác …
Nhu cầu, thị trường mua bán và giá của Trầm hương.
Trầm có nhiều công dụng đặc biệt, khó có sản phẩm thay thế. Nhu cầu trầm vào mục đích làm thuốc chữa bệnh, làm hương liệu sản xuất hoá mỹ phẩm và dùng vào mục đích tín ngưỡng ngày càng gia tăng. Theo CITES, khối lượng mua bán trầm trên thị trường thế giới thời kỳ 1995 - 1997 khoảng 1.350 tấn (số liệu của Đài Loan trong khoảng thời gian này hơn 2.050 tấn). Theo thống kê của TRP (Tổ chức rừng mưa nhiệt đới), khoảng 5 năm gần đây khu vực Đạo giáo và Hồi giáo sử dụng hơn 2.500 tấn trầm các loại. Ngành hoá mỹ phẩm mỗi năm nhu cầu khoảng 5.000 lít tinh dầu trầm loại tốt, nhưng mới đáp ứng được khoảng 100 lít.
Trầm hương mua bán trên thị trường hầu hết là khai thác từ thiên nhiên. Các nước có nguồn Trầm cung cấp cho thế giới tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và vài nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan. Tuy nhiên, nạn khai thác Trầm hương vào những thập niên cuối của thế kỷ XX có tính chất hủy diệt, làm cho nguồn cung cấp Trầm trên thị trường ngày càng cạn kiệt.
Hiện nay và những năm tiếp theo khối lượng trầm hương mua bán trên thị trường sẽ giảm sút nghiêm trọng do nguồn cung cấp từ thiên nhiên đã cạn kiệt và bị ràng buộc bởi sự kiểm soát của Chính phủ các nước và Công ước Quốc tế cấm mua bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), nên cung cách xa cầu, làm cho giá cả ngày càng tăng lên. Chẳng hạng, một kg kỳ nam, thập niêm 80 giá từ 1.500 - 5.000 USD, nay tăng lên 15.000 - 50.000 USD (theo lọai); trầm loại 1 từ 800 -1.200 USD, lên 7.000 - 8.000 USD; các loại khác cũng có mức tăng từ 10 đến 15 lần. Tinh dầu trầm hiện nay tùy theo chất lượng, xuất xứ và công nghệ sản xuất, có mức chào bán từ 5.000 đến 80.000 USD/lít.
Tại Việt Nam, nhiều người quen thuộc với trầm hương qua nhang trầm hay vòng tay trầm hương. Nhưng trong thực tế có cả một ngành công nghiệp liên quan đến trầm hương với giá trị ước tính tại năm 2019 là 32 tỉ USD, dự kiến sẽ đạt 64 tỉ USD vào năm 2029 (theo Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế CIFOR).
Thị trường mua bán Trầm và các sản phẩm từ trầm chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore (70% tái xuất); thị trường tiêu thụ trực tiếp là các nước A rập, Nhật Bản (loại trầm hương tốt), khu vực Hồi giáo, Phật giáo và các ngành hương liệu mỹ phẩm, đông y, dược phẩm.
Giá gỗ trầm hương hiện nay dao động bình quân trong khoảng 50.000 USD – 200.000 USD/kg. Nếu gỗ trầm hương Kỳ nam có thể đắt hơn, 100.000 USD – 800.000 USD/kg.
Còn trầm nhân tạo bởi tương đối dễ để hình thành nên giá của nó khá rẻ ở mức 400 USD – 600 USD/kg.