Tìm Hiểu Về Cây Dó Bầu | Trương Văn Chư

Tìm Hiểu Về Cây Dó Bầu

Dó trầm hay Dó bầu, Trầm dó, Kỳ nam, Rà hương, Trầm hương tên gọi chung cho một chi thực vật thuộc họ Trầm gồm 21 loài. Sống ở châu Á trong các khu vực rừng mưa của Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, bắc Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Borneo và New Guinea. Cây cao 6–20 m, lá dài 5–11 cm và rộng 2–4 cm. Hoa màu xanh vàng, quả gỗ dài 2,5–3 cm.

Tìm Hiểu Về Cây Dó Bầu 01

Cây trầm hương có thân cây to, lá dài, gỗ màu vàng nhạt, có thớ đen. Đây là cây tạo ra trầm hương và kỳ nam sử dụng làm nước hoa và nhang, dược phẩm có giá trị cao. 

Gỗ trầm được sử dụng làm các đồ dùng gia dụng. 

Cây dó trầm hiện cũng đang được trồng để khai thác tại một số quốc gia như Lào và Việt Nam.

Giáo sư Gishi Honda tại Đại học Tokyo - Nhật Bản từng nhận định giống cây dó bầu (Aquilaria Crassna) ở Việt Nam cho ra các sản phẩm trầm hương tốt nhất trên thế giới.

1/ Các loài.

+ Aquilaria apiculata Merr., 1922.

+ Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte & Leandri, 1949: Dó Baillon.

+ Aquilaria banaense P.H.Hô, 1987: Dó Bà Nà.

+ Aquilaria beccariana Tiegh., 1893.

+ Aquilaria brachyantha (Merr.) Hallier f.

+ Aquilaria citrinicarpa (Elmer) Hallier f.

+ Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, 1915: Trầm, trầm hương, dó bầu, dó núi.

+ Aquilaria cumingiana (Decne.) Ridl., 1901.

+ Aquilaria decemcostata Hallier f., 1922.

+ Aquilaria filaria (Oken) Merr., 1950.

+ Aquilaria hirta Ridl., 1901.

+ Aquilaria khasiana Hallier f., 1922.

+ Aquilaria malaccensis Lam., 1783 (đồng nghĩa A. agallochum và A. secundaria): Trầm hương

+ Aquilaria microcarpa Baill., 1875.

+ Aquilaria parvifolia (Quisumb.) Ding Hou, 1960.

+ Aquilaria rostrata Ridl., 1924.

+ Aquilaria rugosa K.Le-Cong & Kessler, 2005.

+ Aquilaria sinensis (Lour.) Spreng., 1825: Bạch mộc hương, thổ trầm hương, nữ nhi hương, trầm giả.

+ Aquilaria subintegra Ding Hou, 1964.

+ Aquilaria urdanetensis Hallier f., 1922.

+ Aquilaria yunnanensis S.C.Huang, 1985.

2/ Đặc điểm sinh thái và phát triển.

+ Là loại cây gỗ lớn, độ cao trung bình phổ biến nhất là 15-25m.

+ Thân cây có đường kính khoảng 60cm với màu xám, vỏ nhẵn.

+ Bên trong lớp vỏ đó là thịt gỗ màu vàng nhạt.

+ Chúng là loại cây lá đơn. Lá của chúng có hình bầu dục, hình trứng hoặc hình ngọn giáo.

+ Mặt trên phiến lá nhẵn bóng và có màu xanh đậm.

+ Mặt dưới lại có màu nhạt hơn và phần lông mềm.

Tìm Hiểu Về Cây Dó Bầu 02

Hình ảnh lá cây Dó bầu (Aquilaria tree)

+ Không chỉ ở phần lá, cành non và phần cuống lá cũng có lông mềm.

+ Về hoa, hoa mọc thành chùm ở nách lá. Chúng có hình chuông và có lông ở miệng.

Tìm Hiểu Về Cây Dó Bầu 03

Hoa của cây Dó bầu

+ Ở Việt Nam, khoảng tháng 2-3 sẽ có hoa và đến khoảng tháng 6-7 dương lịch thì quả sẽ chín.

+ Mỗi quả có từ 1-2 hạt. Hạt khi chín có màu nâu. Phần ngoài cứng, bên trong mềm và có tinh dầu nên không lưu trữ được lâu.

Tìm Hiểu Về Cây Dó Bầu 04

Quả cây Dó bầu

Dó Bầu (Aquilaria Tree) là loại thân gỗ sống lâu năm, có thời gian sinh trưởng kéo dài. Trầm sinh trưởng rải rác trong rừng thường xanh ẩm nhiệt đới, nguyên sinh hoặc thứ sinh trên đỉnh dông, trên sườn núi hoặc trên đất bằng ở độ cao 50 – 1.000 m (-1.200 m) so với mặt biển. Ở nước ta, Trầm Hương thường phân bố rải rác trên sườn núi có độ dốc nhỏ, thoát nước. 

Dó Bầu ưa đất feralit điển hình, feralit trên núi phong hóa từ đá kết, đá phiến hay đá granit. Lớp đất mặt trung bình hay mỏng, hơi ẩm, chua hoặc gần trung tính (pH vào khoảng từ 4 – 6).

Gỗ Cây Dó Bầu có khả năng hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm Hương, do cây bị bệnh hoặc bởi tác động bên ngoài. Căn cứ vào sự tụ nhựa nhiều hay ít để tạo Trầm mà có những sản phẩm khác nhau: Tóc, Trầm Hương hay Kỳ Nam.

Tóc (Tốc hay Tock): Do sự biến đổi một phần chất gỗ, hình thành những đường đen như sợi tóc (lượng tinh dầu ít, thường dùng làm nhang đốt).

Trầm Hương: Do sự phân hóa không trọn vẹn của các phần tử gỗ, ngấm tinh dầu Trầm nhiều hơn Tóc, có màu nâu, hay sọc đen. Loại càng tốt thì càng chìm trong nước (trầm = chìm).

Kỳ Nam: Tốt nhất, do sự biến đổi hoàn toàn của các phần tử gỗ, thấm nhiều tinh dầu Trầm, có màu nâu đậm, đen, xanh, vàng hay trắng. Kỳ Nam nặng, chìm trong nước, có vị đắng, thường hình thành ở phần lõi của cây trầm.

3/ Phân bố.

Cây dó bầu thường phân bố ở Châu Á và đảo New Guinea.

Việt Nam được cho là có trữ lượng và chất lượng Trầm rất lớn.

Ở nước ta, Dó bầu phân bố tương đối rộng từ Bắc vào Nam. Trong đó, Khánh Hòa được xem là xứ sở trầm hương.

Ở Việt Nam có 3 loài trầm gồm Aquilaria crassna (Dó núi), Aquilaria banaense (Dó Bà Nà) và Aquilaria baillonii (Dó bailon), phân bố rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa, ẩm nguyên sinh:

+ Phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc.

+ Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên, Khánh Hòa.

+ Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum, Đắc Lắk.

+ Miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc.

* Đặc biệt thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, song do sự khai thác mạnh mẽ của người dân, đến nay chỉ còn thấy cây gió dầu ở những vùng xa xôi, đầu nguồn rừng già.

5/ Các phương pháp tạo Trầm hương nhân tạo phổ biến từ cây Dó bầu.

a/ Vật lý.

Hiểu cơ chế sinh trầm của cây Dó bầu (Aquilaria tree), con người đã nghĩ ra phương pháp gây vết thương cơ giới lên thân cây bằng các cách cắt các mảnh thùng phuy, sắt vụn, đinh... đóng vào thân cây. Theo nhiều chuyên gia, phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện nhưng xác suất thành công thấp, hiệu quả không cao.

b/ Hóa học.

Phương pháp này tác động bằng một số kích thích hóa học hiện được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, có hiệu quả trong thời gian ngắn (thời gian hình thành trầm từ 18 đến 24 tháng).

Cách này có nhược điểm là trong sản phẩm tồn tại một số chất độc hại như CI, SO4, PO3... ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và không được chấp nhận tại nhiều quốc gia. Khối lượng trầm thu được trên mỗi cây bằng phương pháp này cũng không cao do lớp trầm thu được rất mỏng.

Tìm Hiểu Về Cây Dó Bầu 05

Công nhân gây bệnh cho cây bằng men vi sinh với vi khuẩn đã được xác định tại vườn cây dó bầu hơn 22 năm tuổi.

c/ Sinh học.

Đây là phương pháp gây bệnh cho cây bằng men vi sinh hoặc vi khuẩn đã được xác định. Theo nhiều nghiên cứu, phương pháp này có tỷ lệ thành công cao và hạn chế để lại dư lượng chất độc hại trong sản phẩm.

Phương pháp này chưa được công bố rộng rãi và công thức pha chế các hợp chất cấy tạo vào cây vẫn là bí quyết riêng của những người làm nghề và các nhà nghiên cứu. Việc nghiên cứu công nghệ cấy tạo trầm hương cũng được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Thái Lan.

Một ưu điểm nữa của phương pháp cấy men vi sinh là hướng đến giúp cây dó phát triển và hình thành trầm hương theo cách tự nhiên, thậm chí có phần nhỉnh hơn về khối lượng (trầm tạo ra) và chất lượng (độ tích tụ tinh dầu và mùi). Nhờ những ưu điểm này, sản phẩm trầm hương vi sinh có nhiều ứng dụng và có thể sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như dược phẩm, mỹ phẩm, hay để xông đốt trong một số nền văn hóa và tôn giáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

phone